Tổng hợp các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Nếu muốn có 1 sức khỏe tốt thì chị em phụ nữ nên quan tâm đến vấn đề kinh nguyệt theo dõi để đề phòng mắc phải một bệnh lý kinh nguyệt nào đó. Dưới đây là các vấn đề kinh nguyệt chị em cần quan tâm và địa chỉ chữa bệnh kinh nguyệt uy tín ở Hưng Yên cho chị em tham khảo.
Kinh nguyệt là sự bong tróc ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con) ở người phụ nữ. Kinh nguyệt còn được nhắc đến với các thuật ngữ như chu kỳ kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt. Máu kinh gồm một phần là máu, một phần là mô niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) từ bên trong tử cung chảy qua cổ tử cung và được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo.
Giai đoạn tăng sinh xảy ra song song giai đoạn hành kinh, được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi quá trình rụng trứng diễn ra: đây là giai đoạn phát triển của các nang trứng và dày lên của niêm mạc tử cung. Đến ngày thứ 10-14
Giai đoạn chế tiết kéo dài từ ngày 15 đến ngày 28 của chu kỳ kinh. Sau khi được giải phóng khỏi buồng trứng, trứng bắt đầu di chuyển đến ống dẫn trứng đợi tinh trùng. Nếu sự thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển, tạo thành “cái nôi” cho thai làm tổ.
Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh, tức là quá trình mang thai không diễn ra. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung bị phá vỡ và bong ra, sau đó được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo, hình thành nên kinh nguyệt.
Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này.
Tiếp theo, theo dõi liên tục ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo và tiếp tục đánh dấu.
Khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ vừa ghi nhớ chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.
Là bệnh lý về kinh nguyệt của phụ nữ trong độ tuổi dậy thì hay độ tuổi sinh sản, cũng như độ tuổi tiền mãn kinh. Bệnh kinh nguyệt nó cũng được chia ra làm nhiều loại bệnh kinh nguyệt khác nhau.
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường ở một chu kỳ kinh nguyệt, có thể biểu hiện bằng số ngày hành kinh không ổn định, lượng máu kinh đột nhiên nhiều hơn hoặc ít hơn so với các chu kỳ thông thường.
Một chu kỳ kinh nguyệt vẫn được xem là đều đặn nếu chỉ thay đổi một chút từ chu kỳ này sang chu kỳ khác.
Khoảng cách giữa các kỳ kinh ít hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày.
Mất kinh từ 3 chu kỳ trở lên.
Lượng máu kinh đột nhiên chảy nhiều hơn hoặc ít hơn so với những chu kỳ thông thường.
Thời gian hành kinh kéo dài hơn 8 ngày.
Chảy máu bất thường hoặc xuất hiện đốm máu giữa các chu kỳ kinh, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
Trong kỳ kinh gặp phải các triệu chứng nặng nề như chuột rút, đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn.
Hiện tượng chảy máu kinh nguyệt được xem là nặng (rong kinh) nếu cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và công việc.
Một số chị em có thể gặp tình huống ngược lại rong kinh, đó là hoàn toàn không có kinh nguyệt, gọi là vô kinh hoặc mất kinh. Tình trạng vô kinh được xem là bình thường trước tuổi dậy thì, đang mang thai và sau khi mãn kinh.
Hầu hết phụ nữ đều từng bị đau bụng kinh trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Ở một số người, triệu chứng đau bụng kinh xảy ra nhẹ nhàng ở mỗi tháng.
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường xuất hiện khoảng 5-7 ngày trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, và biến mất ngay khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu hoặc ngay sau đó. Một số chị em phải trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc, trong khi một số khác lại gặp ít triệu chứng hoặc thậm chí không gặp triệu chứng gì
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Dậy thì: khi bước sang tuổi dậy thì, cơ thể nữ giới phải mất nhiều năm mới có thể cân bằng được nồng độ Estrogen và Progesterone trong cơ thể. Vì thế, rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở giai đoạn này.
Mang thai và cho con bú: trong suốt thời gian mang thai và ngay cả thời điểm cho con bú 6 tháng, phụ nữ sẽ mất kinh.
Tiền mãn kinh: buồng trứng suy giảm, không còn hiện tượng rụng trứng nên phụ nữ tiền mãn kinh sẽ mất dần kinh nguyệt. Phụ nữ được xem là mãn kinh khi không còn xuất hiện kinh nguyệt trong 1 năm.
Thai kỳ bất thường như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai…
Các bệnh lý phụ khoa như polyp tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, quá sản nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…
Các bệnh lý viêm nhiễm như viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung…
Các bệnh lý khác như đái tháo đường, u giáp, u tuyến yên…
Ảnh hưởng của thói quen ăn uống và sinh hoạt:
Chế độ ăn uống: thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, thiếu hụt dinh dưỡng, giảm cân hoặc tăng cân quá mức có thể khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt.
Tập luyện thể dục, thể thao quá mức có thể kéo dài ngày hành kinh và tăng lượng máu kinh.
Sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp… cũng gây tác dụng phụ là rối loạn kỳ kinh nguyệt.
tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm khác, trong đó phải kể đến:
Thiếu máu: tình trạng rong kinh, cường kinh kéo dài gây mất nhiều máu có thể khiến chị em bị thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, thở gấp, loạn nhịp tim… Nguy hiểm hơn, thiếu máu nặng có thể bị đe dọa đến tính mạng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: thời gian hành kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng dễ tấn công và gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng…
Tăng nguy cơ khó đậu thai: chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn khiến chị em khó canh thời điểm rụng trứng, dẫn đến khó thụ thai thành công để mang thai.
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: chu kỳ kinh kéo dài ảnh hưởng tâm lý người phụ nữ khi quan hệ tình dục hoặc không thể quan hệ tình dục, hoặc nếu quan hệ vào những ngày hành kinh sẽ khiến chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa.
Ảnh hưởng đến nhan sắc người phụ nữ: Estrogen và Progesterone đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sắc đẹp nữ giới. Tình trạng rối loạn hormone sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc chị em, khiến làn da kém mịn màng, tâm trạng dễ cáu gắt, nóng nảy…
Dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa cần điều trị sớm: một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng của bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể biến chứng, chèn ép các cơ quan lân cận; hoặc rối loạn kinh nguyệt cũng là biểu hiện của các bệnh lý ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung… có thể đe dọa tính mạng phụ nữ nếu không điều trị kịp thời.
Thay đổi lối sống: chị em nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế tiêu thụ muối, caffeine, đường và không uống rượu bia trước kỳ kinh, điều này giúp chị em tránh được những triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Điều trị nội khoa: một số loại thuốc có tác dụng giảm cơn đau quằn quại khi đến tháng, điều hòa kinh nguyệt và điều trị chứng mất minh, tuy nhiên chị em không được tự ý lạm dụng sử dụng thuốc, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng phù hợp.
Điều trị ngoại khoa: thường được áp dụng điều trị tùy trường hợp bệnh lý gây ra rối loạn kinh nguyệt cụ thể.
KẾT LUẬN
Để có một chu kỳ kinh nguyệt bình thường các bạn cần chú ý đến sức khỏe cũng như chế độ ăn uống. Nếu có dấu hiệu là nên đi khám ngày để có hướng giải quyết kịp thời. bệnh gì khi mới khởi phát cũng đều nhẹ. Nếu chị em e ngai có thể chát trước với bác sĩ để được tư vấn rồi đặt lịch đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo luôn khoẻ mạnh. Hãy tham khảo phòng khám đa khoa Hưng Yên để khám các bệnh phụ khoa cũng như khám bệnh kinh nguyệt.
Bài viết quan tâm thêm:
https://bacsihungyen.webflow.io/posts/cat-bao-quy-dau-o-hung-yen---phong-kham-hung-yen
https://bacsihungyen.webflow.io/posts/mach-chi-em-phong-kham-phu-khoa-hung-yen-chat-luong-2024
https://bacsihungyen.vn/hoi-dap/phong-kham-da-khoa-hung-yen-co-tot-khong/
https://bacsihungyen.vn/hoi-dap/benh-vien-da-khoa-hung-yen-phong-kham-da-khoa-hung-yen/
https://bacsihungyen.vn/hoi-dap/phong-kham-nao-o-hung-yen-tot-nhat-2024/
https://bacsihungyen.vn/hoi-dap/phong-kham-da-khoa-hung-yen-pho-noi-bac-si-hung-yen-gioi/